Trong những năm hoạt động trong sự nghiệp giáo dục, Trường THPT Chiến Thắng xây dựng mục tiêu rèn luyện học sinh trở thành hiền tài, không chỉ đủ kiến thức mà còn phải có phẩm chất tốt, ứng xử lễ phép. Cùng với việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, công tác quản lý xây dựng văn hóa học đường nói chung, văn hóa ứng xử của học sinh đối với người lớn, giáo viên, nhân viên được Nhà trường rất quan tâm.
-
Rèn luyện đức tính lễ phép ngay trên ghế nhà trường
Lễ phép khi gặp gỡ, giao tiếp với người lớn sẽ làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên bền chặt hơn. Người lớn được tôn vinh, kính trọng; người nhỏ được dạy bảo, nhắc nhỏ chân tình. Tình cảm thân thiện, tích cực từ đó mà nảy nở gắn kết con người với nhau.
Đức tính lễ phép thể hiện một cá nhân văn minh, trọng lễ nghĩa. Khi biết kính trọng và lễ phép với người lớn tuổi thể hiện nhân cách cao đẹp, thái độ ôn hòa của con người. Người có đức tính lễ phép luôn được người khác yêu mến và tôn trọng. Những tính cách này sẽ giúp thế hệ học sinh trở thành nhân tố có ích cho xã hội, tạo điều kiện để các bạn thành công hơn nữa trong tương lai.
2. Hoàn thiện nguyên tắc giáo dục: Rèn đức luyện tài
Nếu gia đình là cái nôi để các con lớn khôn thì Nhà trường chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh trưởng thành và phát triển toàn diện. Khi được rèn luyện, giáo dục sát sao, các bạn sẽ nhận biết điều nào cần học, điều nào cần tránh, mài dũa tính cách ứng xử với xã hội sao cho khéo léo, đạo đức trọn vẹn.
Ban giám hiệu và thầy cô chú trọng đến chương trình dạy và học. Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người định hướng và nhận xét. Không ngừng cập nhật, hoàn thiện nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử trong chương trình giáo dục phổ thông; lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn minh; ý thức tuân thủ nội quy, pháp luật để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng người khác, sống trách nhiệm với gia đình và xã hội, trở thành công dân hội nhập toàn cầu.
Bên cạnh mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục theo mô hình cá thể hóa, nhà trường liên tục tổ chức các giờ hoạt động ngoại khóa, lớp học kỹ năng, chương trình thực tế để tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm, học tập và rút ra bài học cho bản thân.
3. Văn hóa ứng xử văn minh trong học đường
-
Đối với với giáo viên, công nhân viên của Nhà trường:
Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; bao dung, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe. Không có thái độ khiếm nhã, bạo hành, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị bất kỳ cá nhân nào.
-
Đối với học sinh:
Mỗi cá nhân đều được Nhà trường quản lý chặt chẽ để hình thành nên tính kỷ luật của một cá nhân trong tập thể, của của tập thể trong xã hội. Học sinh phải biết lễ phép, kính trọng thầy cô, người lớn; giữ gìn hành vi, thái độ, cách cư xử chuẩn mực; sử dụng ngôn từ, chỉnh đốn tác phong nghiêm túc, trang trọng khi ứng xử. Hình thành nếp sống văn minh, lịch sử và lễ phép là nguyên tắc “bất di, bất dịch” với bất kỳ thế hệ học sinh nào.
-
Đối với gia đình, phụ huynh học sinh:
Giáo dục văn hóa ứng xử, mẫu mực tại gia đình và xã hội. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường cập nhật, trao đổi thông tin, tìm hướng giải quyết cho con em; tích cực tham gia các buổi họp phụ huynh, đưa ra ý kiến xây dựng nhằm giúp học sinh trở nên tốt hơn.
Xã hội càng phát triển đồng nghĩa với việc con người cần ứng xử lễ phép hơn để thể hiện sự văn minh và hiện đại. Đây là điều giúp duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp, gắn kết, hướng con người đến chân thiện mỹ, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đầy lòng nhân ái.
Quý Phụ huynh và học sinh theo dõi Fanpage và Website của nhà trường để biết thêm các thông tin tuyển sinh mới nhất.
Mọi thông tin cần được giải đáp vui lòng liên hệ Hotline: 0944 166 677 – 0914 678 433

Trả lời